Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

g xong. Tự đi học SEO thì mới biết website chưa tối ưu Onpage. Lại đập đi xây lại từ đầu. Tự triển khai SEO nhưng ko thành công cuối cùng phải đi thuê. Được cái website xây chuẩn đến thằng làm SEO chuyên nghiệp nó cũng khen vì tưởng thuê code.[​IMG]:)

[​IMG] ​

Sau đó làm spam các diễn đàn, group bài viết, thế quái nào làm chơi hơn 4 năm rồi vẫn có khách gọi hỏi mua hàng hàng tuần mặc dù mình đã bỏ mảng đó 2 năm rồi [​IMG]:(.

Khi mình nhảy vào Facebook Marketing thì lứa F1 đã chuyển qua làm chuyên nghiệp, cứ tưởng lỡ nhịp chỉ đi hớt váng thị trường

Thế là ngày nào cũng tập trung hơn 12h cho công việc và học hỏi. Cái gì cũng học, làm là tổng hợp, đánh giá. Thành công được chút, thất bai thì quá nhiều. Cứ làm- sai- sửa- làm tiếp! Sau tầm 6 tháng trình độ của mình cũng lên được tý. Thầy nào cũng học qua, nhân vật đình đám nào liên quan đến FB Việt Nam cũng đã gặp mặt, mặt mình thì chẳng ai biết [​IMG]:).

Nhớ lại thời gian điên cuồng với Facebook Ads, ăn ngủ cùng quảng cáo, chụp ảnh màn hình liên tục. Nhìn các chỉ số nhảy không theo quy luật nào mà toát mồ hôi như đánh chứng khoán!
Tiền mất mà xót không biết nói cùng ai. 

Công việc vất vả vậy nhưng đam mê, thích, muốn chinh phục mặc dù thu nhập chẳng cao như nhiều người nghĩ.

Giờ cũng chỉ mong tìm được các bạn nhân sự đam mê công việc. Có thể làm việc 12-16h/ngày, Có khả năng thức đêm dài ngày. Cuối tuần như đầu tuần, ngày hay đêm lúc nào cũng phải ke Ads.
Mà càng tìm càng không thấy. Có lẽ các bạn trẻ giờ định hướng công việc và mục tiêu khác mình nhiều. Các bạn nhiều đam mê khác nên không coi trọng chuyên môn, làm chuyên môn không đủ đam mê, đủ sâu mà đã nhảy sang các lĩnh vực khác. Thất nghiệp, nhảy việc ko biết làm gì thế là cũng chạy Ads thành doanh nhân.

Đang có vài Business chuyên nghiệp mà kiếm được những bạn Marketing tâm huyết, đam mê mà thấy khó quá!

Cảm thấy suy sụp! [​IMG]:)

CÂU HỎI KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG SẼ "TIẾT LỘ" BẠN LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM HAY LẤY BẢN THÂN MÌNH LÀM TRUNG TÂM

Nhiều doanh nghiệp không không khảo sát, chỉ tập trung vào phân tích dữ liệu có sẵn, tự đánh giá, suy luận theo cách của mình để ra chương trình nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận. Trường hợp này thì rõ là không lấy khách hàng làm trung tâm rồi, nên rất dễ để nhìn ra họ thuộc trường phái tập trung vào sản phẩm hay công ty họ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp thường xuyên lấy ý kiến khách thì vẫn có thể không phải là doanh nghiệp “lấy khách hàng làm trung tâm”. Bạn nói, tôi lắng nghe khách hàng, tôi lấy khách hàng làm trung tâm vì là tôi luôn khảo sát và hỏi ý kiến họ về sản phẩm, chương trình dự kiến của tôi.

Không phải như vậy! Sự khác nhau giữa một doanh nghiệp hiểu “lơ mơ” và một doanh nghiệp “ngấm” sâu tư tưởng lấy khách hàng làm trung tâm nằm ở chỗ này. Đây cũng là lỗi phổ biến của các doanh nghiệp đang bắt đầu chuyển mình theo định hướng khách hàng.

Nhận được câu hỏi khảo sát khách hàng từ công ty bạn, tôi sẽ biết bạn thuộc trường phái nào. Hãy xem hai ví dụ sau:

BẢN CÂU HỎI THỨ NHẤT: Quý khách hãy cho biết mức độ hài lòng của mình về các nội dung sau:
Câu 1: Thái độ nhân viên giao dịch
Câu 2: Thủ tục đăng ký 3 bước của chúng tôi
Câu 3: Các tính năng mới của sản phẩm X
Câu 4: Giá của sản phẩm X
Câu 5: Thời gian chờ để mua và thanh toán
Câu 6: Chương trình khuyến mại 5/2017
(Và cho khác hàng chọn theo 5 mức độ: rất thất vọng, không hài lòng, bình thường, hài lòng, rất hài lòng)

BẢN CÂU HỎI THỨ 2

Câu 1: Khả năng mà quý khách giới thiệu Bphone với đồng nghiệp, bạn bè của quý khách là bao nhiêu? (khách hàng chọn theo thang điểm từ 0 đến 10)

Câu 2: hãy cho chúng tôi biết lý do của bạn

Sự thật của bản câu hỏi thứ nhất là chúng ta nhìn khách hàng qua “lăng kính” của bản thân mình, công ty và sản phẩm của mình theo kiểu: “ông khách hàng, đây, dịch vụ tôi làm ra đây, có mấy cái key nhất tôi mang cả ra hỏi ông đấy, ông có thích không, thích ở mức độ nào… ông chấm điểm cho tôi phát”

Ở bản câu hỏi thứ hai, khách hàng sẽ “nói theo cách của bạn” cho chúng ta nghe. Bạn sẽ ngạc nhiên với những điều khách hàng chia sẻ. Sẽ có nhiều điều nó không xuất phát từ cái khung “những vấn đề key” mà bạn tự nghĩ ra để “đóng” cho khách hàng như ở bản câu hỏi thứ nhất.

Bản thứ hai, bạn sẽ khiến khách khách hàng “động não” để đóng góp cho bạn. Về phần họ, họ được nói điều họ muốn nói thay vì cảm thấy mất hứng khi có điều muốn nói mà bạn lại bắt họ nói về những cái bạn muốn nghe.

Nhìn khách hàng qua “lăng kính” sản phẩm của mình, bạn vẫn chỉ đang lấy sản phẩm của mình, trương trình của mình làm trung tâm thôi.

Note: bản câu hỏi thứ hai là câu hỏi NPS (Net Promoter Score, nay đổi thành Net Promoter System) một công cụ quản trị trải nghiệm khách hàng được dùng rất phổ biến hiện nay. Tôi sẽ chia sẻ dần sâu hơn về NPS. Post này là một trong những ý tôi đã trao đổi với một ngân hàng ngày hôm qua về NPS.

Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEO Time.
Link bài viết: Khảo sát khách hàng

Có lần, học viên có hỏi mình: “Đàm phán có phải là mặc cả không ạ?”. Mình trả lời mặc cả chỉ là một bước trong đàm phán. Nhưng điều quan trọng là câu hỏi thể hiện tư duy của bạn ấy (cũng như số đông) quan niệm đàm phán là một miếng bánh cố định. Bạn ăn nhiều thì mình ăn ít và ngược lại. Vì vậy, chúng ta phải mặc cả để lấy được nhiều nhất có thể. Điều này, hoàn toàn sai.

Đàm phán là một phần tất yếu của cuộc sống. Mình sinh sống và làm việc tại Mỹ gần 7 năm. Mọi người thường nói về giấc mơ Mỹ - Bạn có thể có được thứ bạn muốn (you can get what you want). Nhưng thực sự, giấc mơ Mỹ là bạn sẽ có những gì bạn xứng đáng (you can get what you deserve). Tuy nhiên, càng trải nghiệm, mình mới hiểu thực tế khác với giấc mơ. Thực tế là bạn sẽ có những gì bạn đàm phán (you will get what you negotiate). Câu chuyện về Minh béo chắc ai cũng biết. Toà không hề buộc tội, Minh béo chủ động nhận tội. Đổi lại, Minh béo sẽ được nhận bản án (nhẹ) mà anh ta biết chắc đó là gì. Ngay cả trong ngành tư pháp của một đất nước văn minh như Mỹ, một nơi công bằng, phán xét đúng sai mà đàm phán vẫn diễn ra thì chẳng nơi đâu mà không thể đàm phán. Ngay từ nhỏ, một cái nháy mắt, một cái chu môi, bạn đã có thể đòi hỏi ở cha mẹ rất nhiều thứ như kẹo bánh, sự quan tâm. Lớn lên thì hôn nhân cũng là một cuộc đàm phán khi hai bên đều thoả hiệp để có thể chung sống và mang lại cho nhau những giá trị lớn hơn. Vì vậy, một tư duy đàm phán sai lệch sẽ dẫn tới những hệ quả tai hại.

Đàm phán là sự thảo luận để đi tới sự đồng thuận. Ngay trong định nghĩa của đàm phán, chúng ta có thể nhìn thấy một sự hợp tác chứ không phải cạnh tranh. Thực sự, cả hai chỉ ngồi xuống đàm phán khi kết quả của đàm phán sẽ tạo ra một lợi ích lớn hơn. Lợi ích đó không thể tạo ra bởi một cá nhân đơn lẻ. Nên khi bạn bước vào đàm phán với suy nghĩ “mình chẳng có gì trong tay” hay “mình sẽ chấp nhận bất kỳ điều gì” thì bạn đã là kẻ thua cuộc. Trong trường hợp, người đối diện có thể ép bạn làm bất kì điều gì thì đó không phải là đàm phán mà là áp đặt. Một cuộc đàm phán dù bạn có yếu thế đến mức nào, dù bạn có bị chèn ép bao nhiêu thì bạn vẫn luôn có một lựa chọn là bước đi, không thoả hiệp.

Tóm lại, dưới lớp vỏ cạnh tranh để giành giật phần lợi về mình, đàm phán là sự hợp tác để mang lại lợi ích lớn hơn cho cả hai bên. Trong thời gian mình về Việt Nam, mình sẽ cố gắng thay đổi tư duy cố hữu của mọi người về đàm phán thông qua những bài viết tiếp theo và tổ chức các lớp học. Bởi vì, “biết đàm phán, chẳng ngán một ai”.

Ảnh: Google
---------
Vũ Minh Trường – Nghiên cứu sinh Lãnh đạo Chiến Lược ĐH James Madison

Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEO Time.
Link bài viết: ĐÀM PHÁN-CHƯA BAO GIỜ NHƯ BẠN NGHĨ

↑このページのトップヘ