Đại cương về chất độc

Clo là 1 chất hóa học với nhiều ứng dụng trong cuộc sống và khoa học phục vụ con người. Clo là một chất oxy hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào, nguyên chất hay hợp chất, khi clo tác dụng với nước đều cho các phân tử axit hypocloro  (HOCl), một hợp chất có năng lực khử trùng rất mạnh.   Nhưng nó có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Ví dụ như sử dụng clo trong nuôi trồng thủy sản, trong ao nuôi tôm, cá việc sử dụng chlorine trực tiếp để khử trùng, loại bỏ chất hữu cơ hay amoniac mang lại hiệu quả không cao và thường gây độc cho đối tượng nuôi nếu lượng Clo sử dụng quá nhiều. Trong hồ bơi clo được dùng để khử trùng. Một số nghiên cứu mới đây đã cho phát hiện chấn động: vận động trong hồ bơi khử trùng bằng Clo có thể tăng nguy cơ ung thư ở người. Chính vì vậy, ngày nay, một số công ty đã phát triển một số loại hóa chất khác để thay thế cho clo. Tuy nhiên, cho đến nay clo vẫn là giải pháp tối ưu cho việc khử trùng, tẩy trắng với hiệu quả cao và giá rẻ. Clo được sử dụng rộng rãi trong sản xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày. • Sử dụng (trong dạng axít hypoclorơ HClO) để diệt khuẩn từ nước uống và trong các bể bơi. Thậm chí một lượng nhỏ nước uống hiện nay cũng là được xử lí với clo. • Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, sản phẩm hóa dầu, chất dẻo, dược phẩm, dệt may, dung môi và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác. Theo tin từ Sở Y Tế TPHCM, hiện nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng Clo đặc biệt cao tại các quận đầu nguồn nước: Quận 2, Quận 9, Thủ Đức, Quận 1, 3, 5 và 6. Ngược lại, ở các quận cuối nguồn (6,7,8, Nhà Bè, Bình Tân, Gò Vấp) hàm lượng clo dư lại quá thiếu, rất dễ để các loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Với hiện trạng mạng lưới đường ống phức tạp và không đồng bộ, để đảm bảo nước ở cuối nguồn có đủ lượng clo cần thiết để diệt khuẩn, nhà máy nước thường chọn giải pháp tăng cao hàm lượng clo tại đầu nguồn. Tuy nhiên, tại TPHCM, clo đầu nguồn quá dư mà cuối nguồn vẫn không có nên sử dụng nước ở cả đầu nguồn và cuối nguồn đều không an toàn.

Để tránh những tai nạn đáng tiếc do Clo gây ra, chúng ta cần làm một số việc sau đây:

– Không sử dụng Clo một cách bừa bãi.

– Tăng cường các công tác quản lý, kiểm tra.

– Cần tính toán kỹ lượng clo cho vào nước uống, hồ bơi,bảo đảm sức khỏe con người.

– Nghiêm cấm các sản phẩm gây độc cao cho sức khỏe con người.
Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch. –   Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.

–   Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 – 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác. –   Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2.

–   Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 – 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.

–   Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.