Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một dạng phức tạp của bệnh trĩ. Bình Thường người ta hay gặp trĩ nội hoặc trĩ ngoại là các dạng đơn giản phân biệt với nhau bằng vị trí tương quan so với đường răng lược ở ống hậu môn. Người ta gọi là trĩ hỗn hợp khi bệnh nhân có bao gồm cả các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại xen kẽ với nhau.

Trĩ hỗn hợp thường sẽ vừa làm cho bệnh nhân bị các biểu hiện của trĩ nội vừa có biểu hiện của trĩ ngoại lòi ra ngoài làm cho bệnh nhân khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Việc điều trị trĩ hỗn hợp cũng phức tạp và khó khăn hơn các loại trĩ đơn khác. Người ta thường phải kết hợp giữa các phương pháp điều trị ngoại khoa và nội khoa cùng một lúc để nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh nhân trĩ hỗn hợp cũng đòi hỏi cần phải kiên trì hơn thì mới có thể điều trị dứt điểm bệnh này. Không thể ngày một ngày hai mà có thể khỏi bệnh ngay được.

Các nguyên nhân gây ra trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp nói riêng cũng như bệnh trĩ nói chung có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân cũng như nguy cơ thuận lợi gây nên bệnh trĩ hỗn hợp:

  • Do tình trạng TÁO BÓN KÉO DÀI thường xuyên: Khi bị táo bón, phân sẽ bị ứ đọng lại các quai ruột vùng trực tràng làm cho áp lực trong ổ bụng tăng cao hơn bình thường. Và dưới tác động của áp lực tăng cao đó thì khi người bệnh đi đại tiện sẽ phải dùng hết sức để rặn tống cục phân ra ngoài. Khi bệnh nhân rặn như thế thường xuyên, các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như các cơ vòng hậu môn, cơ nâng hậu môn, các dây chằng quanh hậu môn sẽ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo không có sức co kéo như trước. Từ đó bệnh nhân sẽ có nguy cơ sẽ hình thành các búi trĩ bên trong cũng như bên ngoài hậu môn, tạo thành thể trĩ hỗn hợp.

  • Do tính chất công việc đặc thù: Những người thường xuyên làm các công việc có tính chất phải ngồi nhiều, đứng nhiều hay thường xuyên phải mang vác vật nặng… sẽ có thể làm cho chức năng của các shunt động mạch, tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng theo. Khi đó, sự chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn các búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, và từ đó tạo nên các búi trĩ căng to, sưng phồng, dễ bị xây xát CHẢY MÁU KHI ĐI ĐẠI TIỆN.

  • Do chế độ ăn uống chưa hợp lý: Chế độ ăn có ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành các búi trĩ. Nhiều người có thói quen ăn uống nhiều thịt nhưng lại ít rau, bổ sung không đủ chất xơ và lười uống nước sẽ có thể gặp phải tình trạng táo bón kéo dài và sau đó gây ra nhiều hậu quả về trĩ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng và ăn uống các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng sẽ có thể khiến cho chúng ta gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hay bị tiêu chảy liên tục. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch vùng trực tràng, làm tăng tiết dịch ở khu vực hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ hỗn hợp ở người cao tuổi: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tuổi càng cao thì các tĩnh mạch vùng hậu môn càng có xu hướng bị tụt xuống phía dưới, hệ thống đường tiêu hóa cũng sẽ bị yếu đi. Khi đó chỉ cần một áp lực tác động đủ lớn như táo bón thì các tĩnh mạch sẽ bị tổn thương, sưng phồng và viêm nhiễm lan tỏa.

  • Do yếu tố tâm lý: tưởng như tâm lý không có ảnh hưởng gì nhưng thực chất nó lại có mối liên quan mật thiết tới bệnh trĩ. Những người thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu sẽ có nguy cơ cao bị táo bón cũng như bị trĩ hơn những người khác.

  • Một số bệnh lý vùng sinh dục như u sinh dục, lười vệ sinh hậu môn, áp xe hậu môn,... do bẩm sinh hay mắc phải cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ cao hơn cho người bệnh.

  • BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ MANG THAI vì tử cung lớn dần làm tăng áp lực lên ổ bụng, chèn ép các quai ruột cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.

  • Do thói quen nhịn đi đại tiện làm cho bệnh nhân bị táo bón kéo dài và từ đó dẫn tới bệnh trĩ.

 

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp và các nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích cho các bạn. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Nguồn bài viết: Sức Khỏe Đời Sống

Tắm cho trẻ sơ sinh đặc biệt đòi hỏi mẹ cần sự cẩn thận 100% để đảm bảo sự an toàn cho bé. Hướng dẫn chi tiết sau đây sẽ giúp mẹ biết cách tắm chuẩn cho bé yêu.

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là một bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Hầu như mọi phụ nữ đều phải trải qua viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Bệnh đặc trưng bởi dịch tiết âm đạo bất thường, có mùi hôi, hoặc âm đạo có cảm giác ngứa, nóng rát.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo chủ yếu có nguồn gốc là các vi sinh vật: vi khuẩn, nấm hoặc động vật nguyên sinh.

- Vi khuẩn: 40-50% các trường hợp viêm âm đạo có liên quan đến vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn kị khí. Các vi khuẩn có liên quan đến viêm âm đạo thường gặp: Prevotella, Mobiluncus, Gardnerella vaginalis, Ureaplasma, Mycoplasma.

- Nấm: Nhiễm nấm Candida chiếm 20-25% các trường hợp viêm âm đạo, chủ yếu là C. albicans, nhưng cũng có thể là loài Candida khác.

- Động vật nguyên sinh: Nhiễm Trichomonas chiếm 10-15% các trường hợp viêm âm đạo, thường gặp T. vaginalis.

Một số trường hợp viêm âm đạo không phải nhiễm trùng, bao gồm: viêm âm đạo dị ứng, viêm âm đạo kích ứng và viêm teo âm đạo. Chỉ có khoảng 5-10% các trường hợp viêm âm đạo rơi vào nhóm này. Viêm teo âm đạo có nguyên nhân do sự suy giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Viêm âm đạo dị ứng/kích ứng có nguyên nhân từ phản ứng dị ứng hoặc kích ứng do tiếp xúc.

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

- Nhiễm khuẩn âm đạo: Dịch âm đạo lỏng, đồng nhất, có mùi tanh, tình trạng có thể tệ hơn sau khi giao hợp. Bệnh nhân cũng có thể có khó chịu tại vùng chậu.

Yếu tố nguy cơ: Nghèo, hút thuốc lá, thụt rửa âm đạo, có nhiều bạn tình, giao hợp không bảo vệ, quan hệ tình dục đồng giới.

- Nhiễm Candida âm đạo: Dịch âm đạo đặc, sệt hoặc vón cục, màu trắng, không mùi. Bệnh nhân cũng có ngứa hoặc rát âm hộ.

Yếu tố nguy cơ: Sử dụng kháng sinh gần đây, phụ nữ mang thai, đái tháo đường kiểm soát kém, nhiễm HIV/AIDS, sử dụng Corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch.

- Nhiễm Trichomonas âm đạo: Dịch âm đạo có bọt, màu vàng hoặc xanh lá cây, mùi hôi. Bệnh nhân cũng có đau nhức âm đạo.

Yếu tố nguy cơ: Nghèo, hút thuốc lá, có nhiều bạn tình, giao hợp không bảo vệ, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, sử dụng một số thuốc.

- Viêm teo âm đạo: Dịch âm đạo loãng và trong. Âm đạo khô. Bệnh nhân có ngứa và đau khi giao hợp.

Yếu tố nguy cơ: Phụ nữ đã mãn kinh hoặc đang cho con bú, suy hoặc cắt buồng trứng, hóa xạ trị điều trị ung thư, rối loạn nội tiết hoặc miễn dịch, sử dụng thuốc kháng estrogen.

- Viêm âm đạo kích ứng: Nóng rát và đau nhức.

Yếu tố nguy cơ: Xà phòng, băng vệ sinh, dụng cụ tránh thai như bao cao su, màng ngăn hoặc vòng tránh thai, đồ chơi tình dục, một số chế phẩm dùng tại chỗ, thụt rửa âm đạo, một số thuốc, loại quần áo.

- Viêm âm đạo dị ứng: Tương tự như viêm âm đạo kích ứng.

Yếu tố nguy cơ: Băng vệ sinh, thụt rửa âm đạo, tinh trùng, bao cao su hoặc màng ngăn latex, một số chế phẩm dùng tại chỗ, một số thuốc, loại quần áo và tiền sử dị ứng.

Các biến chứng của viêm âm đạo có thể xảy ra bao gồm:

- Bệnh viêm vùng chậu (PID).

- Đẻ non.

- Vỡ màng ối sớm.

- Trẻ sơ sinh nhẹ cân.

- Viêm nội mạc tử cung sau sinh.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo, nhuộm gram tìm vi khuẩn hoặc nuôi cấy định danh cho kết quả đáng tin cậy nhất, nhưng thông thường các bác sĩ hay sử dụng tiêu chuẩn Amsel (độ nhạy 70-97% và độ đặc hiệu 90-94% so với phương pháp nhuộm gram). Một số xét nghiệm hiện đại hơn có thể phát hiện được DNA của G. vaginalis hoặc sialidase trong dịch âm đạo, có độ nhạy 92-100% và độ đặc hiệu 92-98% so với phương pháp nhuộm gram, tuy nhiên chúng cũng có chi phí cao hơn.

Các tiêu chí của tiêu chuẩn Amsel bao gồm:

- Dịch tiết âm đạo loãng, trắng hoặc vàng, đồng nhất.

- Phát hiện tế bào Clue khi soi tươi dịch âm đạo dưới kính hiển vi.

- Dịch tiết âm đạo có pH từ 4.5 trở lên khi phết dịch lên giấy quỳ.

- Khi thêm kali hydroxide 10% vào dịch soi tươi thấy có giải phóng mùi tanh.

Nếu bệnh nhân có ít nhất 3/4 tiêu chuẩn thỏa mãn thì có thể chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn âm đạo. Một số cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng bộ các tiêu chuẩn Amsel cải tiến và chặt chẽ hơn và chỉ đòi hỏi 2/4 tiêu chuẩn thỏa mãn.

 

Ảnh. Hình ảnh tế bào Clue ở độ phóng đại x400.

Với nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng cùng với soi tươi dịch âm đạo dưới kính hiển vi (sử dụng kali hydroxide). Cũng có thể sử dụng test kháng nguyên hoặc đầu dò DNA trong chẩn đoán, với độ nhạy 77-97% và độ đặc hiệu 77-99%. Với nhiễm nấm Candida âm đạo biến chứng, nuôi cấy định danh có thể mang lại lợi ích khi cần xác định các chủng Candida non-albicans.

Ảnh. Các loài Candida ở độ phóng đại x400. Hình mũi tên là tế bào nấm đang nảy chồi.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng phương pháp PCR (phản ứng trùng hợp chuỗi) khuếch đại acid nucleic để chẩn đoán nhiễm trùng roi Trichomonas ở phụ nữ có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng (độ nhạy 95-100%). Tuy nhiên do chi phí cao, bác sĩ có thể chỉ sử dụng phương pháp soi tươi dịch âm đạo dưới kính hiển vi sử dụng nước muối (độ nhạy 51-65%). Nuôi cấy định danh cũng cho độ nhạy cao, tuy nhiên cần thời gian dài (khoảng 1 tuần) mới cho kết quả.

Ảnh. T. vaginalis ở độ phóng đại x400. Loài trùng roi này có một roi di chuyển và kích thước lớn hơn bạch cầu một chút (hình mũi tên).

Cần chẩn đoán phân biệt viêm âm đạo với:

- Lichen xơ hóa.

- Viêm cổ tử cung.

- Nhiễm trùng HSV (Herpes Simplex Virus).

- Nhiễm giun kim.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều trị

Nhiễm khuẩn âm đạo thường được điều trị bằng thuốc Metronidazole đường uống, đặt âm đạo hoặc Clindamycin đặt âm đạo. Thời gian điều trị thường là 7 ngày. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các phác đồ. Metronidazole có thể gây ra tác dụng không mong muốn lưỡi vị kim loại và phản ứng cai rượu kiểu Disulfiram. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa cồn nào trong thời gian điều trị cũng như 1 ngày sau khi điều trị kết thúc với Metronidazole và 3 ngày sau khi điều trị kết thúc với Tinidazole (do Tinidazole có thời gian bán thải dài hơn). Trong khi đó, Clindamycin được báo cáo có liên quan đến viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Tỷ lệ thành công: 80-90%.

Các phác đồ cụ thể:

- Metronidazole đường uống, 500 mg/lần, 2 lần/ngày trong 7 ngày.

- Metronidazole gel 0.75% bôi âm đạo, 1 lần (5 g)/ngày trong 5 ngày.

- Clindamycin 2% bôi âm đạo, 1 lần (5 g)/ngày trước khi đi ngủ trong 7 ngày.

Các phác đồ thay thế:

- Tinidazole đường uống, 2 g/lần, 1 lần/ngày trong 2 ngày.

- Tinidazole đường uống, 1 g/lần, 1 lần/ngày trong 5 ngày.

- Clindamycin đường uống, 300 mg/lần, 2 lần/ngày trong 7 ngày.

- Clindamycin đặt âm đạo, 100 mg/lần trước khi đi ngủ trong 3 ngày.

Nhiễm nấm âm đạo thường được điều trị bằng các thuốc kháng nấm như Fluconazole đường uống hoặc các kháng nấm dùng đường tại chỗ như Clotrimazole, Miconazole, Terconazole, Butoconazole, Tioconazole và Nystatin. Fluconazole dùng đường uống có thể gây ra nhiều tương tác thuốc do ức chế mạnh enzyme chuyển hóa thuốc chính CYP3A4 ở gan, cần thận trọng khi sử dụng.

Nhiễm Candida âm đạo không biến chứng:

- Liệu trình ngắn ngày (một liều duy nhất, 1 ngày hoặc 3 ngày) các thuốc kháng nấm dùng đường tại chỗ. Tỷ lệ thành công: 80-90%.

- Fluconazole đường uống 150 mg một liều duy nhất.

Nhiễm Candida âm đạo biến chứng tái phát:

- Điều trị kháng nấm tại chỗ 7-14 ngày.

- Fluconazole đường uống, 100, 150 hoặc 200 mg/ngày vào các ngày 1, 4 và 7 của phác đồ.

- Điều trị duy trì: Fluconazole đường uống, 100, 150 hoặc 200 mg/tuần trong 6 tháng. 30-50% bệnh nhân sẽ tái phát sau khi ngừng điều trị duy trì.

Nhiễm Candida âm đạo biến chứng nặng:

- Điều trị kháng nấm tại chỗ 7-14 ngày.

- Fluconazole đường uống, 150 mg/lần, dùng hai liều cách nhau 72 giờ.

Nhiễm Candida non-albicans:

- Kháng nấm azole (trừ Fluconazole) đường uống hoặc dùng tại chỗ trong 7-14 ngày: Điều trị đầu tay.

- Trong trường hợp tái phát: Acid boric 600 mg/lần, 1 lần/ngày trong 2 tuần.

Nhiễm Trichomonas âm đạo được điều trị bằng Metronidazole hoặc Tinidazole đường uống một liều duy nhất. Bạn tình của bệnh nhân cũng cần được điều trị. Tỷ lệ thành công: 84-98% với Metronidazole và 92-100% với Tinidazole.

Phác đồ cụ thể:

- Metronidazole 2 g hoặc Tinidazole 2 g đường uống một liều duy nhất.

Phác đồ thay thế:

- Metronidazole đường uống, 500 mg/lần, 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Với các trường hợp viêm âm đạo không nhiễm trùng, cần tập trung vào điều trị nguyên nhân.

Viêm teo âm đạo có các biện pháp điều trị dùng hormone và không dùng hormone. Estrogen là hormone được sử dụng trong điều trị viêm teo âm đạo, bao gồm cả đường dùng tại chỗ và đường uống (nếu bệnh nhân có các triệu chứng vận mạch). Nên ưu tiên sử dụng Estrogen dùng đường tại chỗ. Cần chú ý nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch của Estrogen. Biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm sử dụng các chất bôi trơn, giữ ẩm và khuyến khích bệnh nhân quan hệ tình dục.

Các sản phẩm đặt âm đạo chứa dầu có khả năng làm ảnh hưởng đến độ bền của bao cao su latex, bệnh nhân nữ cần được cảnh báo về vấn đề này. Tốt nhất người bệnh không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.

Với phụ nữ mang thai, việc điều trị viêm âm đạo nhiễm trùng là cần thiết. Nên sử dụng thuốc theo đường tại chỗ (đặt âm đạo) với các đối tượng bệnh nhân này để tránh ảnh hưởng bất lợi trên thai nhi.

Hiện nay, có một số chế phẩm trên thị trường sử dụng probiotic (lợi khuẩn) để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo nhiễm trùng. Các lợi khuẩn được cho là trong quá trình phát triển sẽ ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh do cạnh tranh về không gian sống và nguồn dinh dưỡng. Thêm vào đó, một số vi khuẩn có khả năng bài tiết acid lactic thông qua chuyển hóa glycogen như Lactobacillus sẽ giúp bình thường hóa pH của dịch tiết âm đạo và tạo ra điều kiện bất lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Tuy vậy, lợi ích của nó trong điều trị viêm âm đạo chưa thực sự rõ ràng và cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm rõ vấn đề này.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian bệnh nhân bị viêm âm đạo chị em sẽ phải đối mặt với vùng kín có mùi hôi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Chị em có thể sử dụng một số loại nước hoa như nước hoa vùng kín Foellie với chiết xuất tự nhiên, an toàn với sức khỏe để phong tỏa những mùi hương khó chịu này. Từ đó giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, đồng thời chị em cũng tự tin hơn khi đối mặt với bạn khác giới.

 

Tài liệu tham khảo

Heather L. Paladine, Urmi A. Desal. Vaginitis: Diagnosis and Treatment. Am Fam Physician. 2018 Mar 1;97(5):321-329.

Available from https://www.aafp.org/afp/2018/0301/p321.html

Jason P. Hildebrand, Adam T. Kansagor. Vaginitis. StatPearls.

Available from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470302/

Caitlin Colonna, Michael Steelman. Amsel Criteria. StatPearls.

Available from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470302/

Nguồn: bệnh viện đa khoa quan hóa.

Thuốc bổ mắt - Cách sử dụng thuốc bổ mắt đúng và hiệu quả nhất

Thuốc bổ mắt là sản phẩm bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ mắt và giữ cho đôi mắt được khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuốc bổ mắt cũng như cách sử dụng sao cho đúng và hiệu quả nhất. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những thông tin cơ bản về thuốc bổ mắt cũng như các lưu ý khi sử dụng.

 

Các dưỡng chất cần có trong thuốc bổ mắt

 

Thuốc bổ mắt không phải là các thuốc điều trị bệnh về mắt như mọi người thường nhầm lẫn. Thuốc bổ mắt là sản phẩm cung cấp các dưỡng chất có lợi cho mắt, mang lại cho bạn đôi mắt khỏe mạnh, phục hồi chức năng mắt, đặc biệt có thể sử dụng cho nhiều đối tượng.

 

Các dưỡng chất có trong thuốc bổ mắt phải kể đến là:

 

Vitamin A: Vitamin A là là chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt đối cho võng mạc nhờ hình thành sắc tố thị giác, từ đó mắt có thể thích nghi với trong bóng tối. Vitamin A giúp đôi mắt tăng sức đề kháng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi,... Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn tới bệnh quáng gà, viêm kết mạc.

Vitamin A giúp đôi mắt khỏe mạnh, tăng sức đề kháng

 

Omega 3 là một acid béo không bão hòa, là thành phần quan trọng trong hình thành tế bào thần kinh và võng mạc. Omega 3 có tác dụng giữ ẩm cho đôi mắt, tạo nước mắt, ổn định nhãn áp.

 

Vitamin C có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác,...

 

Vitamin E có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện thị lực và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng.

 

Vitamin nhóm B: nghiên cứu cho rằng một số vitamin nhóm B có tác dụng tốt với sức khỏe đôi mắt, giảm mỏi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt do mắt phải điều tiết liên tục.

Kẽm là thành phần có trong nhiều enzym thiết yếu của cơ thể với chức năng như chất chống oxy hóa, góp phần quan trọng trong hình thành sắc tố thị giác võng mạc.

 

LuteinZeaxanthin: đây là thành phần thuộc nhóm carotenoid. Lutein và Zeaxanthin là thành phần có trong điểm vàng võng mạc, nơi lọc ánh sáng gây hại cho mắt.

Viên uống bổ mắt chứa Lutein của Mỹ

Tác dụng của thuốc bổ mắt đem lại cho người sử dụng

Làm giảm tình trạng mỏi mắt, khô mắt, nhòe mắt.

Bảo vệ võng mạc, thủy tinh thể, hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Tác dụng của thuốc bổ mắt

Hỗ trợ ổn định thị lực, ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Nuôi dưỡng, bảo vệ mắt bởi các tổn thương bên trong mắt.

Hỗ trợ hồi phục mắt sau quá trình phẫu thuật, chấn thương,...

 

Dùng thuốc bổ mắt khi nào?

Dùng thuốc bổ mắt giúp bảo vệ, phục hồi chức năng mắt trong các trường hợp mắt không được khỏe mạnh:

  • Người phải làm việc với máy tính trong thời gian dài, mắt phải điều tiết liên tục.
  • Mỏi mắt, khô mắt, nhòe mắt, đỏ mắt,...

Mắt phải hoạt động liên tục gây mỏi mắt, khô mắt

  • Dùng thuốc bổ mắt cho người bị suy giảm thị lực, viễn thị,... 
  • Nhức mắt, mắt co giật thường xuyên.
  • Dùng cho người sau thuật mắt, chấn thương hoặc các bệnh lý về mắt như quáng gà, viêm nhiễm,...

 

Một vài lưu ý sử dụng thuốc bổ mắt đúng cách và hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ mắt khác nhau khiến người mua phân vân và lo lắng khi lựa chọn, bởi không biết thuốc bổ mắt liệu có an toàn và có hiệu quả hay không. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi lựa chọn thuốc nhỏ mắt:

Thành phần, hàm lượng của mỗi loại thuốc bổ mắt không giống nhau, công dụng của chúng cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhãn khoa để sử dụng loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc bổ mắt được sử dụng phổ biến giúp đôi mắt khỏe từ bên trong

 

Nhiều loại thuốc bổ mắt được quảng cáo thổi phồng tác dụng so với hiệu quả thực của nó. Vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông minh, đừng quá tin vào những lời quảng cáo ấy, thay vào đó hãy tìm hiểu rõ về sản phẩm tại các website uy tín trước khi mua.

Thuốc bổ mắt không thể chữa khỏi được các bệnh về mắt, vì thế, nếu bạn có bệnh lý về mắt, nên đi khám, sử dụng thuốc điều trị kèm với thuốc bổ mắt để có thể đạt hiệu quả cao.

Thay vì sử dụng thuốc bổ mắt, mỗi chúng ta nên tự biết cách bảo vệ đôi mắt mình từ những thói quen hằng ngày như:

  • Mỗi 30 phút làm việc bạn nên cho đôi mắt thư giãn.
  • Bàn làm việc được bố trí hợp lý, màn hình máy tính cách mắt tầm 50-60cm.

Màn hình máy tính nên cách mắt 50-60cm

  • Tạo thói quen bảo vệ mắt khi đi ngoài trời nắng gắt như đội mũ, đeo kính râm,...
  • Khi có sự thay đổi về thị giác như nhìn mờ, lóa,... bạn nên đi tới bệnh viện, cơ sở nhãn khoa uy tín để khám mắt, tránh tự ý dùng các thuốc nhỏ mắt mà chưa biết rõ tác dụng của thuốc.

Ngoài chế độ sinh hoạt hợp lý, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Bổ sung vitamin A từ các loại trứng sữa, vitamin C từ chanh, bưởi, cà chua, vitamin E từ dầu thực vật, lutein từ rau cải, trứng,... Đây đều là các dưỡng chất rất cần thiết cho mắt mà bạn có thể bổ sung qua các bữa ăn hằng ngày.

Bổ sung vitamin cần thiết cho mắt qua bữa ăn hằng ngày

Trên đây những thông tin cơ bản về tác dụng của thuốc bổ mắt cũng như cách sử dụng thuốc bổ mắt sao cho đúng và hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm một số thông tin cần thiết để bảo vệ cho đôi mắt mình luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Bệnh viện mắt thanh hóa.

↑このページのトップヘ