Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

2017年11月

Tình hình sử dụng hiện nay

Khi khoa học càng phát triển, nhu cầu về vật chất và đời sống tinh thần ngày càng cao, con người tạo ra nhiều hợp chất mới để phục vụ mình. Chất nào cũng có 2 mặt lợi và hại. Khi con người sử dụng quá nhiều sẽ có tác dụng tiêu cực đến mọi mặt của cuộc sống cũng như sức khỏe con người. Clo là một chất như vậy. Clo được biết đến là 1 chất rất độc trong các phòng thí nghiệm, thực tế clo được sử dụng nhiều vào các ứng dụng trong cuộc sống như dùng trong khử trùng nước, thuốc trừ sâu, hay sản xuất nhựa. Tuy nhiên nếu con người tiếp xúc với các chất đó với mật độ nhiều và dày sẽ tác động xấu đến sức khỏe và gây ra các bệnh như ung thưvô sinh…… Ngày nay chúng ta có thể thấy được những hậu quả vô cùng đau thương của nhiễm độc clo như tai nạn ở Trung Quốc, Ấn Độ,….  Đặc biệt, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc clo. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng. Clo chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn. Vậy câu hỏi đặt ra là sử dụng Clo như thế nào để Clo mãi là bạn chứ không phải là kẻ thù của con người? Những nguy cơ nhiễm độc Clo từ đâu? Làm cách nào để phòng tránh và sử dụng hữu ích hợp chất này.

Mục tiêu của việc nghiên cứu

– Tìm hiểu nguồn gốc, thuộc tính, các dạng tồn tại của Clo trong môi trường.
– Cơ chế lan truyền, gây độc của Clo và những ảnh hưởng của Clo đối với sức khỏe con người và môi trường.
– Những nguy cơ nhiễm độc Clo và biểu hiện khi nhiễm độc.
– Một số cách phòng tránh nhiễm độc Clo

Khái quát về Clo

Clo (Chlorine) (từ tiếng Hy Lạp χλωρος Chloros, có nghĩa là “lục nhạt”) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17. Nó là một halôgen, nằm ở ô số 17, thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Ion Clo, là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, nó phổ biến trong tự nhiên và chất cần thiết để tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể người. Clo có ái lực điện tử cao nhất và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố. Ở dạng khí, nó có màu vàng lục nhạt, nó nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc khó ngửi, và là chất độc cực mạnh. Ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn, nó là một chất ôxi hóa mạnh

Clo, khí hóa lỏng dưới áp suất 8 bar ở nhiệt độ phòng. Kích thước cột chất lỏng là ca. 0.3x 3 cm. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, hai nguyên tử clo hình thành các phân tử có hai nguyên từ Cl2. Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy. Sự gắn kết giữa hai nguyên tử là tương đối yếu (chỉ 242,58 ± 0,004 kJ/ mol), mà làm cho phân tử Cl2 phản ứng cao. Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34˚C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm. Nguyên tố này là thành viên của nhóm halôgen tạo ra một loạt các muối và được tách ra từ các clorua thông qua quá trình ôxi hóa hay phổ biến hơn là điện phân. Clo là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít clo và ở 30°C chỉ là 1,77 lít.

Đại cương về chất độc

Clo là 1 chất hóa học với nhiều ứng dụng trong cuộc sống và khoa học phục vụ con người. Clo là một chất oxy hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào, nguyên chất hay hợp chất, khi clo tác dụng với nước đều cho các phân tử axit hypocloro  (HOCl), một hợp chất có năng lực khử trùng rất mạnh.   Nhưng nó có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Ví dụ như sử dụng clo trong nuôi trồng thủy sản, trong ao nuôi tôm, cá việc sử dụng chlorine trực tiếp để khử trùng, loại bỏ chất hữu cơ hay amoniac mang lại hiệu quả không cao và thường gây độc cho đối tượng nuôi nếu lượng Clo sử dụng quá nhiều. Trong hồ bơi clo được dùng để khử trùng. Một số nghiên cứu mới đây đã cho phát hiện chấn động: vận động trong hồ bơi khử trùng bằng Clo có thể tăng nguy cơ ung thư ở người. Chính vì vậy, ngày nay, một số công ty đã phát triển một số loại hóa chất khác để thay thế cho clo. Tuy nhiên, cho đến nay clo vẫn là giải pháp tối ưu cho việc khử trùng, tẩy trắng với hiệu quả cao và giá rẻ. Clo được sử dụng rộng rãi trong sản xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày. • Sử dụng (trong dạng axít hypoclorơ HClO) để diệt khuẩn từ nước uống và trong các bể bơi. Thậm chí một lượng nhỏ nước uống hiện nay cũng là được xử lí với clo. • Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, sản phẩm hóa dầu, chất dẻo, dược phẩm, dệt may, dung môi và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác. Theo tin từ Sở Y Tế TPHCM, hiện nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng Clo đặc biệt cao tại các quận đầu nguồn nước: Quận 2, Quận 9, Thủ Đức, Quận 1, 3, 5 và 6. Ngược lại, ở các quận cuối nguồn (6,7,8, Nhà Bè, Bình Tân, Gò Vấp) hàm lượng clo dư lại quá thiếu, rất dễ để các loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Với hiện trạng mạng lưới đường ống phức tạp và không đồng bộ, để đảm bảo nước ở cuối nguồn có đủ lượng clo cần thiết để diệt khuẩn, nhà máy nước thường chọn giải pháp tăng cao hàm lượng clo tại đầu nguồn. Tuy nhiên, tại TPHCM, clo đầu nguồn quá dư mà cuối nguồn vẫn không có nên sử dụng nước ở cả đầu nguồn và cuối nguồn đều không an toàn.

Để tránh những tai nạn đáng tiếc do Clo gây ra, chúng ta cần làm một số việc sau đây:

– Không sử dụng Clo một cách bừa bãi.

– Tăng cường các công tác quản lý, kiểm tra.

– Cần tính toán kỹ lượng clo cho vào nước uống, hồ bơi,bảo đảm sức khỏe con người.

– Nghiêm cấm các sản phẩm gây độc cao cho sức khỏe con người.
Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch. –   Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.

–   Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 – 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác. –   Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2.

–   Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 – 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.

–   Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

THUỐC TIỀN MÊ

Thuốc tiền mê

+Khái niệm: Thuốc tiền mê là thuốc dùng cho bệnh nhân trước khi gây mê hoặc gây tê để làm các phẫu thuật từ nhỏ đến lớn nhằm mục đích:
– An thần trấn tĩnh, gây ngủ, giảm đau.
– Giảm chuyển hóa cơ bản và các kích thích, phản xạ giảm tiết.
– Nâng cao ngưỡng nhận cảm giác đau.
– Trung hòa và ngăn ngừa các tác dụng xấu của thuốc tê, mê.

– Giảm chuyển hóa, giảm tiết, ức chế phản xạ có hại, giảm tác dụng phụ của thuốc tê – thuốc mê, tăng tác dụng của thuốc tê – thuốc mê và phòng ngừa dị ứng.
Dùng thuốc tiền mê tốt và hợp lý là điều kiện tiên quyết về sử dụng thuốc trong gây mê.
– Khi khám bệnh nhân để gây mê cần đặc biệt lưu ý:
– Tình trạng của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thận, gan.
– Tuổi và giới (tình trạng thai nghén nếu có).
– Các bệnh kèm theo.
– Bệnh nhân đã nhịn ăn uống được bao lâu (ít nhất là 6 giờ mới an toàn).
– Mức độ lo lắng của người bệnh.

CÁC THUỐC TIỀN MÊ

2.1. Các thuốc an thần

2.1.1. Họ benzodiazepin

– Chống lo lắng, an thần, gây ngủ, gây quên, chống co giật, thư giãn và chống loạn nhịp tim.

– Thuốc hay dùng:Seduxen, Midazolam tiêm tĩch mạch

2.1.2. Họ bacbiturat

– Tác dụng làm dịu và gây ngủ. Ngày nay nhóm thuốc này ít được sử dụng trong tiền mê phẫu thuật, chủ yếu dùng để an thần trong các can thiệp chẩn đoán hình ảnh

– Thuốc hay dùng: gacdenal tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1- 4 mg/kg.

2.1.3. Họ buterophenon

– Tác dụng an thần, gây ngủ, chống nôn, giãn mạch nhẹ, đôi khi có dấu hiệu ngoại tháp.

– Hiện nay dùng Droperidol tiêm tĩnh mạch liều 0,03-0,14 mg/kg.

2.2. Thuốc giảm đau trung ương

–  Tác dụng giảm đau, an thần, gây ngủ nhưng không gây quên và có nguy cơ gây buồn nôn, nôn sau mổ.

 

2.3. Nhóm thuốc giảm tiết

– Nhóm thuốc giảm tiết được sử dụng trong tê vùng với mục đích giảm tiết và đề phòng rối loạn thần kinh thực vật. Với trẻ em cần phải cân nhắc kỹ khi sử dụng atropin vì có thể gây tăng thân nhiệt.

– Thuốc sử dụng:  Atropin,Scopolamin

 

2.4. Thuốc kháng histamin tổng hợp

– Tác dụng làm giảm hoặc mất tác dụng dị ứng khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc do các thuốc khác gây ra.

– Thường dùng: pipolphen, phenergan.

2.5. Thuốc giảm tiết dịch dạ dày

– Dùng để Đề phòng bệnh nhân hít phải dịch dày khi gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân béo phì, bệnh nhân mang thai, mổ ngoại trú…

– Thường dùng thuốc ức chế thụ cảm thể H2 tác dụng nhanh: tagamet

Phối hợp thuốc tiền mê

+ Người ta thường phối hợp một trong các nhóm thuốc sau:
– Sử dụng dẫn xuất của belladon: atropin hoặc scopolamin.
– Nhằm tăng tiềm lực của thuốc gây mê do đó có tác dụng giảm liều, thường dùng dẫn xuất của atropin hoặc dolargan.
– Nhằm làm giảm mức độ lo lắng của bệnh nhân và chống sự giải phóng quá mức achenalin nội sinh, nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch trong phần lớn các thuốc gây mê đặc biệt là họ halogen. Do vậy người ta thường sử dụng:
– Phenergan (an thần và kháng histamin).
– Meprobanat.
– Atarax…
– Nhằm làm giảm tiết dịch mà tiết dịch là hiện tượng gây khó chịu với những biểu hiện như tắc nghẽn phế quản, khó khởi mê, dễ có biến chứng về phổi sau phẫu thuật, để khắc phục người ta sử dụng atropin hoặc tốt hơn là scopolamin.
Như vậy đối với người trẻ, khỏe, trước khi gây mê từ 30 phút đến 1 giờ cần tiêm vào bắp thịt hỗn hợp thuốc tiền mê gồm:
– Atropin sulfase: 1/4 – 1/2mg.
– Phenergan: 25mg hoặc propofone 0,05mg.
• Dlargan (hoặc promedal 0,02mg).
Hoặc:
• Atropin sulfase: 1/4 – 1/2mg.
• Seduxen 10mg.
Hoặc có thể dùng một số công thức tiền mê khác.
Điều bất lợi của các thuốc tiền mê là chúng làm thay đổi các dấu hiệu của gây mê, do đó cần phải biết được ảnh hưởng của chúng sau cuộc gây mê.
Ví dụ: atropin làm nhịp tim nhanh và giãn đồng tử, dolargan, promedol và đặc biệt là fentanyl (thuốc giảm đau tổng hợp) làm co đồng tử và suy thở cũng như ảnh hưởng tới nhịp thở, seduxen làm mềm cơ (cho nên không sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh nhược cơ)…

↑このページのトップヘ